
Bệnh phong thấp – Nguyên nhân – Cách chữa trị hiệu quả
Viêm khớp dạng thấp là tên gọi chung của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một trong những bệnh về khớp khá phổ biến. Bệnh rất phổ biến ở người lớn. Bệnh gây sưng, sốt, đỏ, đau và mất chức năng ở nhiều khớp. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ dẫn đến tàn tật vĩnh viễn và mất khả năng lao động. Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh phong là gì? Bệnh thấp khớp có chữa khỏi được không? Hãy cùng chúng tôi hiểu rõ bệnh phong thấp là gì, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh phong thấp qua những bài viết chi tiết sau đây.
Bệnh phong thấp là gì, có lây không?
Phong thấp là bệnh lý viêm khớp. Bệnh gây ra do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy bệnh không có yếu tố lây nhiễm. Bệnh gây đỏ, sưng, đau, cứng khớp. Ngoài ra, bệnh cũng ảnh hưởng lên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Đó là: phổi, tim, mạch máu, da, mắt, dây thần kinh.
Bệnh thường gặp ở người lớn. Tuổi khởi phát bệnh thường từ 30-50 tuổi. Phụ nữ bị bệnh nhiều gấp đôi nam giới. Bệnh diễn tiến phức tạp và nặng nề. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh phong thấp là gì?
Nguyên nhân bệnh phong thấp cho đến ngày nay chưa được biết rõ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có thể có liên quan.
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể. Nhưng vì một rối loạn nào đó, chúng lại tấn công lớp màng bao quanh khớp. Điều này dẫn đến viêm khớp, phá hủy khớp.
Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh phong thấp đã được xác nhận, bao gồm:
- Nữ giới
- Gia đình có người bị phong thấp
- Lớn tuổi
- Hút thuốc lá
- Tiếp xúc với silic
Triệu chứng thường gặp của bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp có triệu chứng rất đa dạng. Nó bao gồm các triệu chứng viêm khớp, toàn thân và của các cơ quan khác.
- Các triệu chứng viêm khớp:
- Cứng khớp: điển hình nhất là cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nó kéo dài ít nhất 45 phút sau khi bắt động cử động khớp.
- Đau: đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân do viêm làm khớp trở nên nhạy cảm và căng hơn.
- Sưng khớp: Viêm khớp làm tăng tích tụ dịch trong khớp.
- Nóng: vùng da khớp có thể ấm hơn vùng da xung quanh. Lưu ý, vùng da khớp bị bệnh không bị đỏ.
- Khớp thường bị nhất là khớp cổ tay, khớp giữa bàn và ngón tay, khớp liên đốt gần. Các khớp bị thường đối xứng nhau. Về lâu dài, các khớp sẽ bị biến dạng.
- Triệu chứng toàn thân:
- Sốt nhẹ, mệt mỏi
- Chán ăn, sụt cân
- Đau nhức mỏi cơ toàn thân
- Triệu chứng cơ quan khác
- Nốt thấp: những nốt (hạt, cục) nổi lên khỏi bề mặt da, chắc, không đau, dính vào nền xương ở dưới. Chúng thường có ở khớp khuỷu, gót chân, gối.
- Triệu chứng giảm tiết dịch: khô mắt, khô miệng, dịch nước bọt giảm, sưng to tuyến mang tai… Vì vậy, khi ăn những thức ăn khô, bạn sẽ thấy khó nuốt.
- Triệu chứng ở tim: tim đập nhanh, loạn nhịp. Nó có thể gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, thiếu máu cơ tim.
Phân loại bệnh phong thấp
Theo y học cổ truyền, phong tê thấp được chia thành nhiều dạng và thể trạng bệnh khác nhau. Mỗi dạng bệnh lại có biểu hiện khác nhau. Sau đây là toàn bộ những thể phong thấp thường gặp:
- Phong tý: Còn được gọi là hành tý, thể này do huyết mạch bị thương tổn, đau khắp cơ thể, các khớp đau nhức không co duỗi vận động được, khớp đau sưng đỏ kèm theo chứng đau đầu.
- Thấp độc lưu chú: Đây là thể bệnh phong thấp hay thấp đàm lưu chú. Bệnh thường phát ở đùi chân hoặc ở một vài nơi sưng đau, nhẹ thì có màu tía, nặng có màu đen, vỡ chảy chảy nước không lành.
- Chứng thống phong (gut): Do uống rượu quá nhiều hoặc do khí huyết bị hư gây bệnh. Thể này khiến thân thể đau nhức, chỗ đau chuyển màu xanh, đau như lửa đốt
- Kê qua phong: Bệnh thể này thường gặp ở phụ nữ, do sau khi đẻ tắm rửa nước lạnh hoặc do phong hàn thâm nhập, gân mạch không được nuôi dưỡng. Biểu hiện toàn thân gân mạch co quắp, tay chân co như móng gà.
- Hạc tất phong: Biểu hiện gối sưng to, đau nhức xương khớp không thể co duỗi được.
- Thấp thũng: Cơ thể sưng từ lưng xuống chân, tê bì, cơ thể mệt mỏi.
- Bệnh phong thấp thể thấp cước khí: Do khí thấp xâm nhập, hai chân sưng phù, trường hợp nặng chạy đến tim thì cực kỳ khó trị.
- Chứng thiên khô (thiên phong): Dấu hiệu thể này là tay chân không thể cử động, liệt nửa người, teo chi, gân xương đau buốt. Sau một thời gian thân thể gầy gò, chân to phù nề, đổ mồ hôi lạnh màu vàng, sốt.
- Bệnh phong thấp – chứng dưỡng phong: Là bệnh da bị viêm ngứa, chảy nước. Do bế tắc kinh lac, da thịt không được bồi bổ, huyết khô gặp phong hỏa sinh bệnh.
Bệnh phong thấp có chữa được không?
Tổn thương và phá hủy khớp xuất hiện sau khởi phát bệnh chỉ vài tuần. Do đó, bạn cần được phát hiện bệnh sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị để kiểm soát bệnh và giảm tốc độ diễn tiến của bệnh.
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị nào để khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị là cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị gồm thuốc, phẫu thuật, phục hồi chức năng.
- Thuốc
Bác sĩ kê đơn thuốc tùy thuộc vào mức độ và thời gian bạn bị phong thấp. Thường cần có sự phối hợp thuốc.
- NSAIDs (Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid): mục tiêu giảm đau và kháng viêm. Các thuốc phổ biến là Aspirin, Diclofenac, Meloxiccam, Celecoxib. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận cấp.
- Corticoid: giảm đau và viêm, làm chậm tổn thương khớp. Thuốc thường dùng: prednisone, methylprednisone. Tác dụng phụ hay gặp: tăng cân, loãng xương, rối loạn đường huyết.
- Các thuốc ức chế lên hệ miễn dịch: thuốc làm chậm tiến triển bệnh. Thuốc giúp bảo vệ khớp, phòng ngừa bệnh gây tàn phế. Một số thuốc hay gặp như: Methotrexate, Hydroxyhloroquine, Rituximab….
Có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp hư hỏng, biến dạng nặng nề. Các biện pháp phẫu thuật có thể là: thay khớp, cắt bao khớp, chỉnh trục khớp….
Phục hồi chức năng
- Vật lý trị liệu: bạn được hướng dẫn các bài tập để bảo vệ khớp. Các bài tập này chống co rút, dính khớp, teo cơ. Một số biện pháp chườm nóng, siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại… cũng có hiệu quả giảm viêm và bảo vệ khớp.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, phòng ngừa biến dạng khớp.
Phong thấp là một bênh lý mạn tính, kéo dài. Đây không phải là bệnh gây chết người nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống nặng nề. Vì vậy, khi có bất kì dấu hiệu nào kể trên, hãy báo cho bác sĩ của bạn biết. Việc nhận biết dấu hiệu để chẩn đoán bệnh sớm là rất quan trọng. Từ đó, điều trị bệnh kịp thời, làm giảm diễn tiến bệnh, ngăn ngừa biến dạng khớp.
Nguồn: Youmed.vn