
Bệnh trĩ là gì, có nguy hiểm không? Biểu hiện, nguyên nhân và biến chứng
Người xưa đã đúc kết về mức độ phổ biến của bệnh trĩ bằng câu nói “chín chục trĩ”. Tuy nhiên, vì là bệnh ở “chỗ nhạy cảm” nên dù phổ biến nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ với người khác. Đây là lý do tại sao những người mắc phải căn bệnh này âm thầm chịu đựng cho đến khi họ không thể chịu đựng được. Bệnh trĩ và cách phòng tránh bệnh trĩ là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân.
Trĩ là căn bệnh phổ biến ở vùng hậu môn – trực tràng rất khó chữa trị và thường xuyên tái phát. Phòng ngừa bệnh trĩ là điều quan trọng đối với tất cả mọi người. Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Tại sao chúng ta cần điều trị sớm? làm sao bạn biết? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh trĩ qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Phân loại bệnh trĩ
Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
- Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).
Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
- Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Nguyên nhân gây bệnh
Để biết bệnh trĩ và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Bạn đọc nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trĩ:
– Táo bón: Đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ phải dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện, làm tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành các búi trĩ.
– Ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài: Việc ngồi hoặc đứng 1 chỗ làm gia tăng áp lực ở hậu môn, tạo điều kiện hình thành nên bệnh trĩ. Những người làm nghề lái xe, lễ tân, nhân viên văn phòng… thường có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
– Nữ giới mang thai và sinh con: Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lớn lên hậu môn – trực tràng, thành hậu môn bị chèn ép nhiều, dễ tạo thành các búi trĩ.
– Tuổi tác: Bệnh trĩ thường gặp nhiều ở người già, nguyên nhân là do các cơ hậu môn đã bị lão hóa nên độ đàn hồi kém và không thể co thắt tốt như trước kia.
– Uống ít nước.
– Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ.
Tác hại của bệnh
– Thiếu máu: Bệnh trĩ sẽ khiến người bệnh chảy máu ở hậu môn, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, choáng, ngất, sốc…
– Viêm nhiễm hậu môn: Bệnh trĩ gây viêm loét hậu môn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng hậu môn. Nhiễm trùng máu và biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác như. Nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, polyp hậu môn…
– Hoại tử do nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên được. Sẽ chịu sự co bóp của cơ vòng hậu môn dẫn đến nghẹt búi trĩ, lâu dần sẽ bị hoại tử.
– Bệnh trĩ khiến người bệnh bị đau đớn. Khó chịu khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
– Khi bị bệnh nặng: Cơ hậu môn mất tính đàn hồi. Sẽ khiến người bệnh lâm vào tình trạng đại tiện mất kiểm soát.
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Người bệnh nên:
– Uống nhiều nước: Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nước giúp làm mềm phân khi đi đại tiện.
– Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong một thời gian dài.
– Tránh đi đại tiện lâu: Không chơi game, đọc báo khi đi đại tiện.
– Hạn chế uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
– Không ăn đồ cay nóng.
– Cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể.
– Bổ sung thực phẩm nhuận tràng trong các bữa ăn hằng ngày.
– Nên vận động, thể dục nhẹ nhàng…
Các bác sỹ khuyên người bệnh: Khi biết mình bị bệnh trĩ, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chuẩn đoán chính xác bệnh. Bệnh trĩ nên được chữa trị ngay từ giai đoạn đầu để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Chuabenhtriohanoi.com